Thanh niên và nghề chạy Grab Bike


Cũng phải công nhận từ khi Taxi công nghệ (Grab, Uber, GoViet, Be…) tấn công vào thị trường Việt Nam cũng đã tạo rất nhiều công ăn việc làm cho người Việt, giá cả cạnh tranh và minh bạch hơn Taxi và xe ôm truyền thống. Tất cả người tham gia lao động vào các dịch vụ này minh bạch hơn, thái độ phục vụ khách hàng tốt hơn.

(Ảnh minh họa từ Internet)

Ai ai cũng có cơ hội kiếm tiền nếu chăm chỉ và cày cuốc ngày đêm. Tôi đang làm việc ở Hà Nội với thời gian cũng khá dài gần 4 năm, việc đi Grab bike rất thường xuyên, tôi để ý rằng các bác tài xế Grab bike còn rất trẻ khoảng 30 đổ lại. Trong đó có nhiều thành phần trong xã hội, có người là sinh viên chạy thêm, có người thì ra trường thất nghiệp chạy Grab mưu sinh, có người là nhân viên văn phòng vợ con đùm đề lương không đủ sống nên chạy Grab ngoài giờ hành chính kiếm thêm.

Đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh

Tôi có dịp nói chuyện với vài anh chạy Grab thông qua những chuyến đi, một số người chia sẻ, đầu tư chiếc xe cũ khoản 10 triệu đồng, ngày chạy khoảng 200 đến 300 nghìn là vài tháng lấy lại vốn chiếc xe.

Có nhiều tài xế chạy bất chấp, vượt đèn đỏ, bóp kèn in òi, che biển số xe bắt khách dọc đường để đạt target của Grab và được thưởng.

Muốn làm thì làm, muốn nghỉ thì nghỉ

Hầu hết những người chạy Grab tôi tiếp xúc điều có chung một suy nghĩ, chạy Grab Bike tự do giờ giấc, muốn làm thì làm, muốn nghỉ thì “Khóa máy”

Sinh viên ra trường thất nghiệp và Grab Bike

Cách đây vài hôm tôi có dịp nói chuyện với một cậu chạy Grab còn nhỏ tuổi, cỡ 22-23 gì đó. Cậu ta nói đang học trường đại học Lâm Nghiệp hay Nông Nghiệp gì đó và mới làm luận văn tốt nghiệp xong đang chờ lấy bằng.

Tôi: Em chạy Grab được bao lâu rồi ?.

Tài xế: Dạ được gần 6 tháng rồi.

Tôi: Vậy em có định hướng em ra trường làm gì chưa?

Tài xế: Dạ chưa, em học ngành quản lý rừng, không biết ra trường làm gì nữa, lúc trước em thích ngành xây dựng nhưng bố mẹ bắt em học lâm nghiệp để ra làm kiểm lâm, mà bây giờ muốn vô được chân kiểm lâm thì phải chờ cho trống chổ rồi mới chạy được.

Tôi: Vậy là em cứ chờ à?

Tài xế: Dạ vâng. Chú họ em làm kiểm lâm chờ chú ấy sắp xếp.

Tôi: Sao em không ra ngoài kiếm việc thử xem.

Tài xế: Dạ thôi anh, em học quản lý rừng thì ở Hà Nội này kiếm đâu ra công việc, với lại em đợi vô nhà nước có biên chế.

Tài xế: Thế anh học ngành gì?

Tôi: Công Nghệ Thông Tin

Tài xế: À, máy tính, lập trình đó hả anh

Tôi: Uhm đúng rồi em.

Tài xế: Em cũng có thằng bạn, hên thật nó cũng học CNTT đang làm phần mềm ở FPT hay gì đấy tháng được chục củ. Em nghe nói học ngành CNTT và Xây dựng có tiền lắm phải không anh?

Tôi: Anh không biết, ngành nào cũng có tiền nếu em yêu nó và đào sâu học nó. Sao em không thử đi xin ngoài làm xem?

Tài xế: Dạ thôi, em giờ đâu biết gì đâu với lại đi làm công ty lương 2-3 triệu sao sống nỗi, em chạy Grab cũng đủ sống, tự do muốn chạy thì chạy muốn nghỉ thì nghỉ. Chỉ có điều chịu nắng mưa hơi cực thôi.

Cái kết

Với những sinh viên ra trường, thất nghiệp, chạy Grab thì có đủ lý do. Các bạn đổ lỗi cho trường lớp, đào tạo chuyên muôn không thực tế các bạn vào doanh nghiệp làm không được.

Các bạn dựa dẫm vào gia đình để có một vị trí “An toàn” trong nhà nước và lá bùa “Biên Chế” để tiến thân sau này. Vô hình chung bạn đang phí phạm tuổi trẻ và tự nhốt mình vào cái lồng “An Toàn” và “Biên Chế”

Các bạn quên rằng cái gì bắt đầu cũng khó, không ai cho bạn lương cao ngất ngưỡng khi bạn chưa làm được việc.

Các bạn quên rằng, bạn đã phí phạm đi tiền bạc công sức của 16 năm ăn học.

Các bạn quên rằng các bạn đang lẫn tránh chính mình và ngụy biện bằng việc “Tự Do” của công việc chạy Grab.

Tư duy và tri thức con người được duy trì và phát huy thông qua luyện tập. Các bạn sinh viên được đào tạo bàn bản dù là lý thuyết cũng là nền tảng phát triển hơn sau này. Tốt nghiệp xong, tôi cam đoan nếu bạn không sử dụng kiến thức chuyên môn đã học, bạn sẽ quên ngay trong vòng mấy tháng. Lúc đó có muốn quay lại làm như chuyên ngành cũng rất khó.

Lâu dần kiến thức mà bạn đã được học xem như mất trắng.

Cuong Dang

Leave a comment